Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Quạ khôn không bao giờ khát nước

Giáo sư Chan Kim, chuyên gia Quản lý Đổi mới và Chiến lược của trường Kinh doanh INSEAD cho rằng: “Tương lai doanh nghiệp của bạn không dựa vào việc hành động giống với người khác mà phụ thuộc vào việc trở nên khác biệt…” Vậy làm sao để tạo nên sự khác biệt đó? Sáng tạo, cải tiến liên tục thường xuyên chính là bí quyết để khác biệt.
cheesegroup.com - Cheese Group - Website kỹ năng sống, kỹ năng mềm, phát triển cá nhân, học tiếng Anh online, thông tin sự kiện hội thảo hàng đầu Việt Nam - Sách Hay Mỗi Ngày - Quạ khôn không bao giờ khát
Sáng tạo và đổi mới là linh hồn, là sức mạnh của bất cứ cá nhân và tổ chức nào. Để một tổ chức, một doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững thì vai trò của những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý là vô cùng quan trọng.

Sáng tạo là đầu vào và đổi mới là đầu ra. Phải có sáng tạo thì mới có đổi mới. Sự sáng tạo nằm trong não bộ của con người, nó xuất phát từ bên trong chúng ta. Sự đổi mới là một phần kết quả: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới dịch vụ, đổi mới hệ thống, đổi mới tập quán...

Cuốn sách Quạ khôn không bao giờ khát của tác giả Moid Siddqui lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ: một con quạ thông minh biết gắp đá bỏ vào bình nước để nước trong bình dâng lên cao dễ uống. Nhưng đó là câu chuyện từ xa xưa, còn ngày nay, cùng giải quyết một công việc như vậy, thì một con quạ thông minh của thời hiện đại sẽ làm gì để tiết kiệm thời gian và sức lực mà lại đạt hiệu quả một cách cao nhất?
Để sáng tạo đổi mới, bạn cần mở chiếc “khóa tinh thần” để sẵn sàng tiếp nhận những điều mới mẻ, tuy nhiên, chúng ta bị cản trở bởi hệ tư tưởng và niềm tin của mình. Tác giả Moid Siddiqui sẽ chỉ cho bạn cách mở chiếc “khóa tinh thần” đó.

Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được làm quen với các công cụ sáng tạo như: Kaizen, Tư duy Cứng, Tư duy Mềm, Tư duy Đứng, Tư duy Hội tụ, Tư duy Phân kỳ, Tư duy Trực giác, Tư duy Định Hướng, phương pháp não công, tĩnh tâm… và quan trọng hơn là làm thế nào để biến sự sáng tạo thành đổi mới.

Kaizen (liên tục cải tiến) là phương pháp của phương Đông trong khi đổi mới là phong cách quản lý của phương Tây. Nếu phương Đông tồn tại nhờ Kaizen thì phương Tây lại phát triển nhờ đổi mới. Cần kết hợp cả hai phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
cheesegroup.com - Cheese Group - Website kỹ năng sống, kỹ năng mềm, phát triển cá nhân, học tiếng Anh online, thông tin sự kiện hội thảo hàng đầu Việt Nam - Sách Hay Mỗi Ngày - Quạ khôn không bao giờ khát
Tác giả
Moid Siddiqui là chuyên gia về quản trị doanh nghiệp. Ông từng giữ những vị trí lãnh đạo cấp cao ở các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân như  BHEL, NHPC, CCI, HMT, BEML, Tập đoàn Nagarjuna. Hiện ông đang giữ chức Giám đốc Điều hành của Intellects Biz, Hyderabad. Ông cũng viết kịch bản và làm đạo diễn sản xuất các chương trình hướng dẫn về quản trị sản xuất, phát triển tổ chức và quan hệ ngành.
Trích đoạn sách hay
Sáng tạo và Thay đổi
"Tôi vẫn rất ổn!"
Nói vậy có nghĩa là không cần phải sáng tạo. Chỉ khi nào ham muốn thay đổi lên cao thì người ta mới có động lực để sáng tạo ra cái mới. Câu nói: "Nhu cầu là mẹ đẻ của phát minh" giải thích hiện tượng này rất rõ ràng. Sự thay đổi diễn ra liên tục. Nhờ có sự thay đổi mới có chỗ cho sự sáng tạo.
"Sự thay đổi diễn ra liên tục" - đây là suy nghĩ đã có từ trước Công nguyên, nó không phải là một phát hiện mới lạ. He-ra-clit, nhà toán học sống ở thế kỷ VI trước Công nguyên đã từng viết: "Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông".
Một dòng sông luôn chảy, liên tục thay đổi hình dạng và những thứ trong lòng nó. Khi quan sát dòng sông vào những thời điểm khác nhau trong ngày, nó có vẻ như không hề thay đổi, nhưng thực tế thì nó luôn thay đổi. Vũ trụ cũng giống như vậy: Những thứ mới ra đời, những thứ khác chết đi, mọi thứ đều thay đổi. Thế giới hôm qua không hề giống với thế giới hôm nay và thế giới ngày mai. Điều gì có ảnh hưởng tới hôm qua chưa chắc đã ảnh hưởng tới hôm nay, và một điều không thể xảy ra hôm nay lại có thể là điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Sự thay đổi là vĩnh hằng! Không có gì vĩnh cửu hơn "sự thay đổi".

cheesegroup.com - Cheese Group - Website kỹ năng sống, kỹ năng mềm, phát triển cá nhân, học tiếng Anh online, thông tin sự kiện hội thảo hàng đầu Việt Nam - Sách Hay Mỗi Ngày - Quạ khôn không bao giờ khát
Nhu cầu thay đổi tạo ra chỗ trống cho sự sáng tạo lấp đầy. Nếu thiếu sáng tạo, sự thay đổi sẽ không thể xảy ra theo đúng nghĩa - sự duy trì hiện trạng đồng nghĩa với việc không thay đổi. Chính vào lúc sự vật thay đổi và những ý tưởng sáng tạo xuất hiện là lúc chúng ta không thể dùng những giải pháp của hôm qua để giải quyết những vấn đề hiện tại. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại, người ta khám phá ra rằng điều gì có ảnh hưởng hai năm trước có thể không ảnh hưởng tới hôm nay. Nếu những vấn đề hôm nay được giải quyết bằng những giải pháp không sáng tạo, thì chính những giải pháp đó có thể trở thành những vấn đề lớn hơn của ngày mai.
Những tình huống khác nhau đòi hỏi các kiểu thay đổi sáng tạo khác nhau. Các ngành công nghiệp phát triển theo bốn con đường phân biệt: triệt để, trung gian, sáng tạo và tiến bộ - chúng tạo nên những ranh giới sẽ đem lại nhiều ích lợi hơn trong một tình huống cụ thể.
Mô hình của Mc Gahan: "Thật đáng giá khi nhận ra rằng trong môi trường kinh doanh, mỗi loại thay đổi được quyết định bởi hai loại nguy cơ lỗi thời" - sự lỗi thời của những hoạt động cốt lõi và sự lỗi thời của những tài sản cốt lõi (tài sản bao gồm cả những sản phẩm và nguồn lực khác nhau).
(Cheese Group - Tổng hợp từ thaihabooks & lamgiau.edu.vn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;